CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG PTDTNT TỈNH GIAI ĐOẠN 2018-2023, TẦM NHÌN 2030

Spread the love

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG PTDTNT TỈNH
GIAI ĐOẠN 2018-2023, TẦM NHÌN 2030

­

Phần mở đầu

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDT NT) tỉnh Quảng ninh được thành lập năm 1993. Sau 3 năm xây dựng cơ sở vật chất, năm 1996 khai giảng khoá học đầu tiên. Trường nằm trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh thuộc bậc học Trung học phổ thông, là trường chuyên biệt mang tính chất Phổ thông, dân tộc và nội trú. trường tiếp nhận đào tạo học sinh các dân tộc thiểu số ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn và ở một số địa phương miền núi, dân tộc có nhu cầu tạo nguồn đào tạo cán bộ.

Những năm đầu mới thành lập, trường được duyệt qui mô 6 lớp; từ năm học 2004 – 2005 trường được tỉnh cho phép mở rộng qui mô đào tạo lên 9 lớp, đến năm học 2017-2018 trường có qui mô đủ 9 lớp với 300 học sinh. Trong những năm qua, nhà trường đào tạo học sinh dân tộc ít người của 12/14 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Đến nay trường đã có 22 năm tuổi, sau một số năm đầu xây dựng và đi vào ổn định, từ năm học 2001-2002 trường có 2 năm đạt danh hiệu trường tiên tiến và 5 năm tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, được Bộ Giáo dục tặng 3 bằng khen, UBND tỉnh Quảng Ninh tặng 2 bằng khen và 1 chứng nhận “Cơ quan giỏi”, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho 1 đồng chí Hiệu trưởng năm 2007; Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên được các cấp tặng  bằng khen. Ngoài ra nhà trường và các tổ chức Đảng, công đoàn, Đoàn thanh niên nhà trường được các cấp tặng nhiều giấy khen. Năm học 2016-2017 trường đạt danh hiệu trường tiên tiến.

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2018- 2023, tầm nhìn 2030 nhằm xác định rõ phương hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của hội đồng trường, hoạt động của Ban giám hiệu (BGH) và các tổ chức trong nhà trường. Xây dựng và triển khai chiến lược của nhà trường là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch đổi mới giáo dục phổ thông của chính phủ; thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, thay sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo.

PHẦN NỘI DUNG

  1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
  2. Đặc điểm tình hình

1.1. Môi trường bên trong

1.1.1. Điểm mạnh

* Về đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên:

– Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có truyền thống đoàn kết, nhiệt tình vì học sinh, một số có năng lực và kinh nghiệm về chuyên môn và chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh.

– Số biên chế được giao: 48 người.

Trong đó: Cán bộ quản lí 04, giáo viên 22, nhân viên 10, hợp đồng 68: 12

– Thực hiên: tổng số hiện tại có 48 người.

Trong đó: Cán bộ quản lí 04, GV 25 (02 nhân viên giáo vụ và 01 nhân viên thiết bị dạy học), nhân viên 07; Hợp đồng 68: 07; Hợp đồng thời vụ 05

– Đội ngũ trẻ, có khả năng phát triển: Tuổi đời bình quân: 38

Tuổi nghề bình quân (giáo viên): 12 năm

– Trình độ đào tạo:

+ Cán bộ QL và giáo viên 100% đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó có 6 thạc sĩ (20,6%)

+ Nhân viên nghiệp vụ: 100% đào tạo đạt chuẩn so với yêu cầu công việc (05 trình độ ĐH, 02 trung cấp)

– Trình độ tay nghề:  20/25 CGGV hiện đang công tác tại nhà trường đã từng đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp cơ sở; 05/25 đồng chí từng đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh.

– Tổ chức đoàn thể:

+ Chi bộ Đảng: Trực thuộc Đảng ủy Cơ quan Sở GD&ĐT. Hiện tại chi bộ có 23 đảng viên chiếm  47,9%  tổng số CB, GV, NV, LĐ trong đơn vị. Trong 3 năm qua kết nạp mới được 3 đảng viên. Ba năm qua, chi bộ Đảng luôn đạt trong sạch vững mạnh và trong sạch vững mạnh tiêu biểu.

+ Tổ chức Công đoàn: Luôn thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, động viên CB, GV, LĐ thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, chăm lo đời xây dựng đội ngũ, tham gia tích cực vào công tác quản lý nhà trường; liên tục đạt CSVMXS. Năm 2017 được nhận bằng khen của liên đoàn lao động Tỉnh.

+ Tổ chức Đoàn TNCSHCM: Phát huy tốt vai trò tập hợp, giáo dục, rèn luện đoàn viên, thanh niên học sinh; tham gia tự quản và tổ chức hiệu quả phong trào hoạt động của học sinh. Liên tục đạt CSVM, năm 2017 được nhận Bằng khen của tỉnh Đoàn.

* Về học sinh:

Đối tượng học sinh của trường là con em các dân tộc ít người, con em các dân tộc định cư lâu dài ở các vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập, tu dưỡng và rèn luyện.

* Về đầu tư cơ sở vật chất:

– Nhà trường được quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mới từ đầu cơ bản hoàn thiện các hạng mục đáp ứng yêu cầu phục vụ dạy, học và tổ chức đời sống nội trú cho học sinh.

–  Phòng học đủ phòng học cho các lớp học 3 buổi/ ngày, các phòng học được trang bị đủ máy chiếu, bảng, bàn ghế, ánh sáng. Phòng làm việc của Lãnh đạo nhà trường, các đoàn thể, phòng họp của giáo viên, phòng hội đồng đầy đủ về số lượng, được trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị đảm bảo điều kiện làm việc.

–  Phòng chức năng: Đủ phòng học các bộ môn được xây dựng mới với các trang thiết bị được bố sung hàng năm, có 6 phòng đều đủ diện tích, lắp máy chiếu Pojecter; Bàn ghế học sinh và bàn ghế giáo viên đúng qui cách chuyên dùng theo từng bộ môn; có phòng để chuẩn bị và chứa đồ dùng dạy học theo bộ môn, đủ giá, tủ đựng đồ dùng dạy học đạt tiêu chuẩn; có đủ thiết bị dạy học, dụng cụ thực hành theo danh mục tối thiểu của Bộ GD&ĐT qui định cho từng bộ môn; có nội qui phòng học bộ môn, ngoài ra được trang bị theo đặc thù bộ môn.

* Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo và được sự ủng hộ, giúp đỡ của các ngành, các địa phương và các lực lượng xã hội, tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh trường PT Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Ninh đã không ngừng phấn đấu, nhiều năm đạt danh hiệu trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, chất lượng các mặt giáo dục học sinh ngày càng nâng cao, ổn định, nhà trường có sự phát triển không ngừng, toàn diện, vững chắc. Nhà trường đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu về giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà.

1.1.2. Điểm hạn chế

– Chất lượng đào tạo của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo chất lượng cao cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh. Do chất lượng đầu vào và vùng tuyển sinh hẹp, chỉ dừng ở chính sách hỗ trợ cho vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh.

– Đội ngũ GV, NV: một bộ phận nhỏ còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh, còn có GV chưa tích cực tự học.

– Cơ sở vật chất: Do đầu tư không đồng bộ, thiết bị dạy học chưa đủ theo yêu cầu, thiết bị hiện đại còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học trong thời kì mới.

 

 

1.2.3. Thời cơ

– Năm 2018 là năm tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Nghị quyết Đại hội Đảng Tỉnh có các chính sách quan tâm đến giáo dục dân tộc.

-Tình hình trong nước sau 30 năm đổi mới có nhiều thay đổi; Giáo dục có nhiều cải cách, đổi mới.

– Nhà trường được sự quan tâm của lãnh đạo Sở GDĐT, các cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội – kinh tế trên địa bàn.

– Nhà trường đã có 22 năm xây dựng và phát triển, đã có những kinh nghiệm và thành tích đáng khích lệ, bước đầu tạo được sự tin yêu của nhân dân và học sinh các dân tộc trong tỉnh.

– Các chế độ chính sách cho các trường chuyên biệt có sự điều chỉnh cởi mở hơn.

1.2.4. Thách thức

– Thời kỳ hội nhập và nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, đòi hỏi sự cố gắng của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên.

– Với đề án 25 tinh giản bộ máy biên chế, đòi hỏi nhà trường có sự sát nhập, tinh gọn lại tổ chức bộ máy, các bộ phận vị trí việc làm trong đơn vị cho phù hợp.

– Bộ giáo dục- đào tạo đã đề ra hàng loạt những thay đổi môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới, thay sách giáo khoa đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy, phương pháp của cán bộ giáo viên nhà trường đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới.

– Đối với học sinh dân tộc cần được sự quan tâm của cán bộ quản lý, GV, NV nhiều hơn về khả năng giảng dạy và giáo dục học sinh.

– Nhu cầu về nguồn nhân lực là người dân tộc ngày càng cao.

1.2.5. Xác định các vấn đề ưu tiên

Xây dựng bộ máy đảm bảo tinh gọn, hiệu quả;

– Công tác bồi dưỡng cán bộ giáo viên cần thường xuyên, liên tục;

– Tham mưu cho các cấp lãnh đạo mở rộng vùng tuyển sinh, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ chất lượng cao cho con em đồng bào các dân tộc ít người của tỉnh Quảng Ninh;

– Tham mưu cho các cấp lãnh đạo kế hợp hình thức xã hội hóa để bổ sung, nâng các CSVC nhằm đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học trong thời kì đổi mới, thay SGK và chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GD-ĐT đã đề ra.

– Giáo dục HS thái độ, động cơ học tập, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh.

– Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới cách đánh giá học sinh.

– Nâng cao chất lượng đội ngũ CB, GV, NV.

– Xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ, đòng bộ, hiện đại đáp ứng sinh hoạt nội trú của học sinh và phục vụ nâng cao chất lượng quản lí và dạy học.

– Ứng dụng CNTT trong dạy học và công tác quản lý.

– Áp dụng đánh giá Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên theo chuẩn.

– Huy động các nguồn lực để phát triển nhà trường.

  1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2018- 2023 VÀ TẦM NHÌN 2030
  2. Sứ mệnh

Xây dựng môi trường học tập, rèn luyện có nề nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao; chăm sóc, bồi dưỡng để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển toàn diện và vươn tới sự xuất sắc.

  1. Hệ thống giá trị

Đoàn kết, nhân ái, trung thực, tự trọng, chăm chỉ, tự tin, sáng tạo, hiệu quả.

  1. Tầm nhìn

Là một trong những trường hàng đầu của tỉnh mà các học sinh dân tộc sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện; nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng tiến bộ.

III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

  1. Mục tiêu

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục học sinh dân tộc.

Xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, Công đoàn vững mạnh, Đoàn TN đạt thành tích xuất sắc trong công tác trường học.

  1. Chỉ tiêu

2.1. Đội ngũ CB, GV, NV

– Năng lực chuyên môn của đội ngũ CBQL, GV, NV đánh giá giỏi, khá trên 80% không có yếu kém.

– GV nam dưới 50 tuổi, nữ dưới 45 tuổi sử dụng thành thạo máy tính và dạy học bằng việc ứng dựng CNTT.

– Số tiết dạy học đổi mới PPDH thực hành trên 80%, giảm thiểu và tiến tới xoá bỏ dạy chay, học chay.

– Có từ 10 -11 giáo viên đạt trình độ Thạc sỹ, 5 giáo viên có trình độ LLCT trung cấp, 02 cán bộ quản lý có trình độ LLCT cao cấp.

– Phấn đấu các tổ trưởng chuyên môn đạt trình độ thạc sỹ 50%.

– Tất cả các chức danh nhân viên qui định đạt chuẩn và có năng lực đáp ứng tốt nhiệm vụ.

 

 

2.2. Học sinh

– Qui mô 9 lớp (315 học sinh) mỗi lớp 35 học sinh

– Chất lượng học tập:

+ Trên 40% học lực Khá giỏi trong đó học lực giỏi là trên 5%.

+ Thi đỗ ĐH, CĐ từ 60% trở lên.

+ Thi HSG tỉnh lớp 12 hàng năm từ 20-30 học sinh.

– Chất lượng đạo đức, kĩ năng sống:

+ Đạo đức xếp loại Khá tốt trên 98%, học sinh yếu dưới 0.5%.

+ Học sinh được trang bị kĩ năng sống cơn bản, tích cực tự nguyện tham gia hoạt động xã hội.

+ Học sinh có thói quen tự học, tự nghiên cứu một cách chủ động và sáng tạo.

2.3. Cơ sở vật chất

– Tăng cường trang bị đầu tư hiện đại cho các phòng học, phòng làm việc, phòng thực hành, phòng thư viện, phòng bộ môn, nhà tập đa năng, sân tập thể thao;

– Xây dựng hệ thống camera trong việc quản lý việc dạy học;

– Xây dựng môi trường sư phạm “xanh – sạch – đẹp – an toàn” và xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”;

– Phương châm hành động:

+ Tất cả vì học sinh thân yêu;

+ Chăm lo cho học sinh như con em của mình;

+ Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường.

  1. CHƯƠNG TRÌNH – GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
  2. Xây dựng và phát triển đội ngũ

– Xây dựng đội ngũ CB, GV, NV đủ về số lượng hợp lí về cơ cấu, chuẩn về chất lượng;

– Có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống lành mạnh; có năng lực chuyên môn khá giỏi, trình độ tin học, Ngoại ngữ cơ bản, tác phong sư phạm mẫu mực.

– Đoàn kết tâm huyết gắn bó với nhà trường, luôn có khát vọng tiến bộ.

  1. Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục toàn diện

– Triển khai hiệu quả các hoạt động giáo dục toàn diện học sinh.

– Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh phù hợp.

– Đổi mới các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp tâm lí lứa tuổi và đặc điểm học sinh dân tộc, giúp học sinh có kĩ năng sống cơ bản.

 

 

  1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục

– Xây dựng Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá;

– Nâng cao trình độ thành thao sử dụng TBDH cho giáo viên, nhân viên;

– Tổ chức khai thác, sử dụng hiệu quả CSVC, TBDH; bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học theo đúng qui định.

  1. Ứng dụng và phát triển CNTT

– Triển khai rộng rãi việc ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy học;

– Tạo điều kiện, động viên CB, GV, NV tự học và tham gia các lớp bồi dưỡng.

  1. Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục

– Nguồn nhân lực: Bao gồm toàn bộ lực lượng CB, GV, NV với phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống tham gia các hoạt động của nhà trường.

– Nhà trường có giải pháp tốt tập hợp cho giáo viên phát huy hết khả năng của mình;

– Tăng cường hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục.

  1. Tổ chức triển khai theo dõi đánh giá

6.1. Phổ biến kế hoạch chiến lược

Tuyên truyền và xác lập nhận thức về tầm quan trọng của kế hoạch Chiến lược phát triển giao đoạn 2018 – 2023 và tầm nhìn 2030.

6.2. Tổ chức điều hành

Điều chỉnh kế hoạch chiến lược theo từng giai đoạn sát với tình hình thực tế.

6.3. Lộ trình thực hiện

– Giai đoạn 1 (2018 – 2023): Hoàn thiện, nâng cao trình độ đội ngũ, cơ sở vật chất đáp ứng chương trình giáo dục mới, SGK mới.

– Giai đoạn 2 (2023 – 2025): Khẳng định uy tín và hình ảnh nhà trường.

– Giai đoạn 3 (2025 – 2030): Thực hiện hoàn chỉnh tầm nhìn nhà trường.

6.4. Đối với lãnh đạo nhà trường

Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, thành lập ban kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hàng năm

6.5. Đối với tổ trưởng chuyên môn và các đoàn thể: tổ chức thực hiện đề xuất các giải pháp để thực hiện.

6.6. Đối với CB, GV, NV: Xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học, đề xuất các giải pháp để thực hiện.

6.7. Đối với học sinh và cha mẹ học sinh: Đẩy mạnh các hoạt động một cách có hiệu quả, làm tốt công tác xã hội hoá.

  1. KẾT LUẬN

– Kế hoạch này là văn bản có giá trị định hướng cho sự xây dựng và phát triển nhà trường trong tương lai.

– Kế hoạch này thể hiện sự quyết tâm của CB, GV, NV xây dựng cho nhà trường một thương hiệu, địa chỉ giáo dục tin cậy.

– Kế hoạch này có thể điều chỉnh cho phù hợp và có tính khả thi./.

 

Nơi nhận:                                          

– Sở GD&ĐT (B/c);

– Ban giám hiệu;

– Đoàn TN, Công Đoàn;

– Tổ trưởng CM, tổ VP-PV;

– Lưu VT.

TM.HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

CHỦ TỊCH

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Trần Văn Sọi

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*