Trong những năm gần đây, do tính tiện lợi và giá thành rẻ, các vật dụng làm từ nhựa được sử dụng ngày càng rộng rãi trong đời sống sinh hoạt, đặc biệt là những vật dụng nhựa sử dụng một lần như túi nilon, chai lọ, hộp nhựa… Với đặc tính khó phân huỷ, nhựa và rác thải từ nhựa, đặc biệt là túi nilon, có thời gian phân huỷ dài. Các sản phẩm từ nhựa trong quá trình phân huỷ sẽ bị phân rã thành các mảnh nhựa siêu nhỏ, cùng với các hạt vi nhựa (microplastic) sẽ lẫn vào nguồn nước, đi vào chu trình thức ăn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người. Rác thải nhựa khi bị đốt sẽ sản sinh ra dioxin và furan, là những chất rất độc hại, tồn tại lâu dài trong môi trường. Do đó, lượng rác thải nhựa tăng nhanh theo từng năm là gánh nặng rất lớn đối với môi trường và với sức khoẻ con người. Vấn nạn rác thải nhựa, do đó, ngày càng trở nên nhức nhối tại nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Trước thực trạng lượng rác thải nhựa ngày càng tăng nhanh và yêu cầu cấp thiết đối phó với những tác hại tiềm ẩn mà rác thải nhựa gây ra, trong thời gian gần đây, với việc hạn chế sử dụng túi ni lông và các sản phẩm từ nhựa, đang lan rộng trong cộng đồng xu hướng tiêu dùng xanh, khi các sản phẩm từ nhựa dần được người tiêu dùng và các nhà bán lẻ, nhà sản xuất thay thế bởi các sản phẩm được sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện hơn với môi trường hoặc có khả năng tái sử dụng nhiều lần.
Nhằm tuyên truyền giúp các bạn học sinh trường phổ thông Dân tộc Nội trú nhận thức về tác hại của rác thải nhựa với môi trường và cộng đồng ngày hôm nay và trong tương lai. Giúp các bạn thấy được vai trò, trách nhiệm của mình, của thế hệ trẻ với môi trường sống của mình nói riêng và cả cộng đồng nói chung.
Thực hiện nhiệm vụ năm học (2019-2020) của trường PTDT NT Tỉnh Quảng Ninh, tổ xã hội xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa trong tháng 10/2019 với chủ đề “Hãy nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần ”
Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo tổ xã hội, các đội thi đã tích cực sáng tạo trong việc xây dưng nội dung từng phần thi, các phần thi được chuẩn bị công phu dưới đôi bàn tay khéo léo của các em và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn trường, được nhiều học sinh hướng ứng. Mở đầu chương trình ngoại khóa là tiết mục nhảy hiện đại: Sẻ chia từng khoảnh khắc- do các bạn học sinh đến từ câu lạc bộ nhảy hiện đại thể hiện, đã đem lại không khí tươi vui cho chương trình . Nội dung chương trình ngoại khóa gồm có ba phần:
– Nội dung thứ nhất: Video Clip với chủ đề “ Hãy nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần” tuyên truyền trong cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, từ đó dần dần thúc đẩy thay đổi hành vi của người tiêu dùng là vô cùng quan trọng. Đó chính là thông điệp của chương trình
– Nội dung thứ hai: Phần thi giành cho khán giả gồm những câu hỏi kiến thức vô cùng bổ ích về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường và thông qua đó thay đổi thói quen của mọi người. mà mục tiêu hướng tới sau cùng chính là giảm thiểu các mối nguy hại tiềm ẩn tới sức khoẻ con người.
– Nội dung thứ ba: Tuyên truyền tranh: Các đội thi đã mang tới những ý tưởng và thông điệp thể hiện qua các bức tranh:
Đội tương lai xanh: Thực trạng và giải pháp chống rác thải nhựa
Đội Môi trường xanh: Nguyên nhân và tác hại của rác thải nhựa
– Nội dung thứ tư: Sáng tạo sản phẩm thân thiên môi trường, rất nhiều mô hình và vật dụng do các em học sinh đến từ hai đội thi sáng tạo, các em đã giới thiệu và chia sẻ với thầy cô và các bạn về ý tưởng khi làm các sản phẩm này
Nội dung thứ năm: Trình diễn thời trang
Ra quân hành động vì môi trường của các thầy cô và tất cả các bạn học sinh Nhà trường trong buổi ngoại khoá:
-Các bạn tuyên truyền viên phát bình đựng nước thủy tinh, sản phẩm thân thiện môi trường cho tất cả các bạn học sinh tham gia buổi ngoại khóa.
-Sử dụng những sản phẩm sáng tạo của các đội thi, cùng xây dựng một lớp học, kí túc xá thân thiện môi trường, nhà vệ sinh thân thiện với môi trường!
Thông qua chương trình ngoại khóa, các em học sinh được nâng cao ý thức giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp và từng bước thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa trong đối tượng học sinh trường phổ thông Dân tộc Nội trú nói riêng và lan tỏa trong thế hệ trẻ nói chung.
Để lại một phản hồi