NGOẠI KHÓA NGLL THÁNG 01/2022

Spread the love

Bản sắc dân tộc của văn hóa là những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc. Đó là nét đặc trưng của nền văn hóa của 1 quốc gia, nó thể hiện nét riêng của mình, thông qua đó có thể so sánh và phân biệt với các bản sắc văn hóa khác. Hiện nay trong xu thế  hội nhập có nhiều nền văn hóa khác nhau đã và đang du nhập vào Việt Nam: như văn hóa châu âu, văn hóa Hàn quốc,….. Nhiều bạn trẻ bị ảnh hưởng quá nặng nề, dẫn đến những hành động quá mức, thậm chí là lệch lạc, sai trái.(Ví dụ: Ngại không muốn mặc trang phục truyền thống, không biết cách cư xử có văn hóa, ngại sử dụng những ngôn ngữ của dân tộc mình….) những giá trị văn hóa tốt đẹp cuả dân tộc  đang dần mai một.

Được sự chỉ đạo của BGH  trường PTDTNT Tỉnh Quảng Ninh, ngày 17 tháng 01 năm 2022, tập thể lớp 11C tổ chức thực hiện chương trình ngoại khóa NGLL tháng 11 với chủ đề “ Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc” 

Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh với đặc thù là môi trường đào tạo con em đường bào dân tộc vùng khó khăn. Do vậy việc tuyên truyền, duy trì và lưu giữ bản sắc dân tộc là một trong những nhiệm vụ của nhà trường trong các năm học. Thông qua buổi ngoại khóa chi đoàn 11Cmong  muốn các bạn HS trường PTDTNT tỉnh sẽ rút ra bài học riêng cho mình về cách duy trì bản sắc dân tộc của chính bản thân mình

*  Nội dung  của buổi ngoại khóa:

    1.Văn nghệ: Múa sạp

     2. Bản tin

      3.Hài kịch: Chân quê

     4. Giao lưu cùng  khán giả, trò chơi dân gian

     5. Hát tập thể: Hào khí Việt Nam

Mở đầu chương trình là tiết mục múa sạp: Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau, với rất nhiều loại hình văn hóa khác nhau.Trong  hàng loạt các giá trị văn hóa đa dạng ấy,  múa sạp là một trong những loại  hình văn hóa  dân tộc lâu đời của đồng bào dân tộc miền Tây Bắc.

PHẦN I: Múa sạp


Múa Sạp – còn được gọi là điệu múa “Cây tre Việt Nam” – rất thịnh hành trong kháng chiến chống Pháp, sôi nổi, tha thiết, vừa hùng tráng vừa trữ tình.

PHẦN II: Bản tin

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời là mục tiêu của sự phát triển. Vì xét cho cùng, mọi sự phát triển đều do con người quyết định mà văn hóa thể hiện trình độ vun trồng ngày càng cao, càng toàn diện con người và xã hội, làm cho con người và xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ; điều đó nghĩa là ngày một xa rời trạng thái nguyên sơ, mông muội để tiến tới một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và văn minh.
Văn hóa là động lực của sự phát triển, bởi lẽ mọi sự phát triển đều do con người quyết định chi phối. Văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con người đóng góp vào sự phát triển xã hội.

PHẦN III: HÀI KỊCH CHÂN QUÊ:Nền văn hóa Việt Nam ta được thể hiện qua nhiều hoạt động,  đó là trách nhiệm của mỗi chúng ta, nhưng nếu cứ duy trì  thái độ và hành động của nhân Vật Nhi trong đoạn kịch dưới đây, có thể sẽ làm mai một  đi những nét văn hóa vốn có của Dân tộc mình.Thông qua chuyên mục bản tin  văn hóa và hài kịch vừa rồi của chúng tôi, hy vọng các bạn HS trường PTDTNT tỉnh sẽ rút ra bài học riêng cho mình về cách duy trì bản sắc dân tộc của chính bản thân mình.

PHẦN IV: GIAO LƯU, TRÒ CHƠI DÂN GIAN


Trò chơi dân gian đã và đang dần mất đi chỗ đứng của nó tại các sân chơi cộng đồng. Hiện nay nếu đến các tụ điểm văn hoá công cộng như nhà văn hoá phường xã, trung tâm văn hoá – thông tin, công viên văn hoá – thể thao, các sân chơi tại khu dân cư như hội người cao tuổi, hội thiếu nhi,… hay các tụ điểm văn hoá – giải trí có tính dịch vụ do tư nhân hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh quản lí, gần như ta không còn thấy bóng dáng của trò chơi dân gian. Thay vào đó là các trò chơi hiện đại như bóng bàn, tennis, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, bi a, võ thuật, bơi lội,… Và phổ biến hơn cả là trò chơi điện tử đang chiếm phần lớn thời gian của thanh thiếu niên hiện đại và là dịch vụ “hái ra tiền” của các đơn vị kinh doanh. Tại các sân chơi cộng đồng này, trò chơi dân gian có đi chăng nữa cũng chỉ trong các dịp lễ tết như kéo co, đánh vật nhưng nó đã dần mất đi sự cuốn hút đối với cộng đồng. Điều này bị gây ra bởi quá trình đô thị hoá nông thôn đang diễn ra nhanh chóng. Nếp sống hiện đại đang len lỏi vào từng ngõ ngách làng quê khiến những người nông dân nghĩ rằng việc còn chơi những trò chơi cũ, không sử dụng các công cụ hiện đại là không “văn minh”. Thêm vào đó, quá trình công nghiệp hoá nông thôn cũng đang biến những người nông dân thành công nhân. Nhịp điệu sinh hoạt của những người công nhân mới này không giống những người nông dân trước kia, không còn mùa vụ và những thời gian nghỉ ngơi ngoài mùa vụ nên những trò chơi dân gian mang tính cộng đồng cũng dần mất đi.

PHẦN V: Hát tập thể: Hào khí Việt Nam.

Mỗi chúng ta  những người con đất Việt, ai cũng tự hào mình là con lạc cháu hồng, với truyền thống yêu nước nồng nàn đó cũng chính là nét đẹp ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam. Là nét truyền thống văn hóa không bao giờ phai, và là niềm tự hào muôn đời sau.

Công nghiệp hóa, xây dựng lối sống đạo đức và chuẩn giá trị xã hội mới, thực trạng đạo đức – tư tưởng chính trị lối sống của thanh niên hiện nay, một số vấn đề về phương pháp đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống để phát triển văn hóa, xây dựng con người trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến dân tộc – sắc tộc ở nước ta và trên thế giới, vấn đề tôn giáo trong thời kỳ hiện đại hóa công nghiệp hóa đất nước. Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, vai trò quan trọng của việc giữ gìn bản sắc dân tộc, đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và những tác động hai mặt của toàn cầu hóa, việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam, phát triển lành mạnh con người, xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*